5.      TÒA THÁNH RÔMA:

 

ĐTC giảng trong Thánh Lễ kính Ngai Tòa Thánh Phêrô Thứ Ba 22/2 tại Đền Thờ Thánh Phêrô cho quí Hồng Y, Giám Mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân giúp việc cho Ngài tại Tòa Thánh Vatican.

 

 

C

hính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta... và sẽ kiếm thấy chúng’ (Ez 34:11). Bài đọc thứ nhất, được trích từ lời nói quá quen thuộc của tiên tri Êzêkiên về các vị mục tử của dân Yến Duyên, nhắc lại một cách hết sức mạnh mẽ bản chất mục vụ của thừa tác vụ Phêrô. Chính khía cạnh này cũng nói lên bản chất và công việc phục vụ của Tòa Thánh Rôma trong sứ vụ hợp tác với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô để thực hiện tác vụ Chúa Kitô đã trao phó cho ngài việc chăn dắt chiên của Người. ‘Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta và Ta sẽ cho chúng được nghỉ ngơi’ (Ez 34:11, 15)” (đoạn 3.1).

 

“‘Chính Ta’: đây là những lời quan trọng nhất, vì chúng nói lên quyết tâm của Thiên Chúa trong việc tự động đích thân chăm sóc cho dân của mình. Chúng ta biết rằng, lời hứa ‘Chính Ta’ này đã biến thành sự thật. Nó đã biến thành sự thực vào lúc thời gian viên trọn, khi Thiên Chúa sai Con của Ngài, Vị Mục Tử Nhân Lành, đến để chăm sóc đoàn chiên của Ngài ‘bằng sức mạnh của Chúa, bằng uy nghi của danh Chúa’ (Mi 5:4). Ngài đã sai Người đến để qui tụ đám con cái phân tán của Thiên Chúa lại thành một đàn chiên, bằng việc hiến bản thân mình như một con chiên, như một tế vật đền tội hiền lành, trên bàn thờ Thập Giá” (đoạn 3.2).

 

“Thánh Phêrô và các Vị Tông Đồ khác đã học biết và bắt chước mẫu gương Mục Tử này, bằng việc ở với Chúa Giêsu và thông dự vào sứ vụ thiên sai của Người (x Mk 3:14-15). Chúng ta nghe vang vọng lại điều này nơi bài đọc thứ hai, trong đó, Thánh Phêrô cho mình là ‘chứng nhân cho những khổ đau của Chúa Kitô cũng là một tham dự viên thông phần vào vinh hiển sẽ được tỏ hiện’ (1Pt 5:1). Thánh Phêrô mục tử hoàn toàn được Chúa Giêsu Mục Tử cũng như được năng lực nơi mầu nhiệm vượt qua của Người khuôn đúc. ‘Thừa tác vụ Phêrô’, đối với Thánh Phêrô cũng như các Vị Thừa Kế của ngài, được bắt nguồn từ lời khẳng định về Chúa Kitô duy nhất ấy, một lời khẳng định phát xuất từ đoàn sủng yêu thương đặc biệt: ‘Con có yêu Thày hơn những người này chăng?... Hãy chăm sóc các chiên của Thày’ (Jn 21:15)” (đoạn 3.3).

 

Thừa tác vụ Phêrô không được dựa trên những khả năng và sức lực của loài người, mà là dựa vào lời cầu của Chúa Kitô, Đấng đã xin Cha cho đức tin của Simon ‘đừng bị mất’ (Lk 22:32). Khi ‘trở lại một lần nữa’, Phêrô mới có thể thi hành việc phục vụ nơi anh em của ngài. Việc thống hối của Thánh Tông Đồ, chúng ta hầu như nói được là cuộc trở lại lần thứ hai của ngài, trở nên một khúc quanh quyết liệt trong cuộc hành trình theo Chúa của ngài” (đoạn 4.3).

 

“Anh chị em thân mến, những người đang tham dự vào việc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm dành cho Tòa Thánh Rôma đây, chúng ta không bao giờ được quên những lời của Chúa Kitô nói với Thánh Phêrô ấy. Việc chúng ta vượt qua Cửa Thánh để lãnh nhận ân sủng của Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm phải được thúc đẩy bằng một tinh thần hoán cải sâu xa. Chúng ta thấy được điều này nơi gương của Thánh Phêrô, nơi kinh nghiệm loài người yếu đuối của ngài, một nỗi yếu đuối làm cho ngài quên đi lời ngài vừa quyết hứa đến chối bỏ Chúa. Bất chấp tội lỗi và những giới hạn của ngài, Chúa Kitô vẫn chọn ngài và kêu gọi ngài nắm giữ một việc trọng đại nhất, đó là việc làm nền tảng cho mối hiệp nhất hữu hình của Giáo Hội, cũng như làm kiên vững anh em mình trong đức tin” (đoạn 5.1).

                                                                                          (L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 1/3/2000, trang 3)